Blog

Trang chủ Blog CÁCH BỐ TRÍ THIẾT KẾ NHA KHOA HỢP LÍ
CÁCH BỐ TRÍ THIẾT KẾ NHA KHOA HỢP LÍ

CÁCH BỐ TRÍ THIẾT KẾ NHA KHOA HỢP LÍ

Cách sp xếp và b trí phòng khám nha khoa hp lý, hin đi là điu kin ct lõi đ các hot đng khám cha bnh được din ra thun li.

Phòng khám nha khoa là nơi cung cấp các dịch vụ liên quan đến răng – hàm – mặt, tại đây có diễn ra các hoạt động như thăm khám, điều trị, đón tiếp tư vấn khách hàng, đặt lịch khám… Những vấn đề về răng, hàm gây nỗi ám ảnh cho rất nhiều người, vì vậy cách thiết kế và bố trí phòng khám nha khoa phải toát lên được sự thoải mái, chuyên nghiệp của một tổ chức có tay nghề cao, giúp bệnh nhân tin tưởng và yên tâm vào chất lượng dịch vụ.
Vì là mặt bằng kinh doanh nên nha khoa cũng phải được thiết kế hợp với phong thủy và tuổi tác của gia chủ, giúp công việc làm ăn càng ngày được thuận lợi và mở rộng thêm.
Hiện nay các phòng khám nha khoa đã chú ý hơn về cách thiết kế và bố trí phòng khám để thu hút khách hàng và tạo cho họ cảm giác an tâm khi đến khám chỉnh nha. Ngay sau đây S-Decor sẽ hướng dẫn bạn cách bố trí phòng khám nha khoa khoa học nên áp dụng.
Thông thường, các phòng chức năng của một phòng khám nha khoa cơ bản bao gồm:
  • Khu vực quầy lễ tân
  • Phòng chờ cho khách hàng
  • Khu vực tư vấn khách hàng
  • Khu khám tổng quát, khám chung
  • Phòng điều trị chuyên môn: khu tiểu phẫu, phòng chụp X-quang
  • Phòng lưu trữ hồ sơ
  • Phòng Lab
  • Phòng làm việc hành chính, phòng họp chuyên môn
  • Phòng khử trùng dụng cụ y tế, phòng vô trùng
  • Phòng Media
  • Nhà vệ sinh
Tùy theo diện tích mà chủ đầu tư có thể phân chia thành nhiều phòng chức năng hoặc gộp nhiều chức năng vào một phòng. Lúc này chúng tôi sẽ đưa ra những phương án thiết kế phòng khám nha khoa như sau:
  • Cách bố trí các phòng chức năng: Về số lượng, vị trí…
  • Cách bố trí không gian của đồ nội thất và các thiết bị y khoa
  • Hệ thống đường ống nước, dây cáp, dây hơi…
  • Hệ thống ánh sáng và thông gió
  • Lựa chọn vật liệu xây dựng, màu sắc, gợi ý phong cách thiết kế…
Thiet ke nha khoa
Sau khi thống nhất tất cả vấn đề liên quan, chúng tôi sẽ cho Quý khách phương án cụ thể bằng bản vẽ kỹ thuật và bản vẽ 3D.

1: Tiêu chun v các phòng chc năng và các thiết b nha khoa

Một nha khoa xây dựng đạt tiêu chuẩn mới có thể được cấp chứng nhận hành nghề khám chữa bệnh, vì vậy chúng tôi luôn tính toán kỹ càng về tất cả các yếu tố:
  • Phòng nha khoa phải có đầy đủ ánh sáng, tất cả các chất liệu sử dụng phải chống được bụi và dễ dàng vệ sinh
  • Phòng khám điều trị chuyên khoa phải rộng ít nhất 10 m2, các phòng phẫu thuật thẩm mỹ chỉnh hàm phải rộng ít nhất 12 m2, trừ các phòng tư vấn qua viễn thông như điện thoại, máy tính
  • Phòng khám chuyên khoa răng hàm mặt phải có 3 ghế trở lên, những phòng chuyên khoa sử dụng các thiết bị bức xạ phải đạp ứng các yêu cầu về an toàn bức xạ trong y tế.
Thiet ke nha khoa
                                                                    Nha khoa Hùng Cường Xem thêm
 

2 : Tiêu chun đi đường ng nước, đin cáp, dây hơi

Phòng khám nha khoa có rất nhiều thiết bị khám chữa bệnh và làm sạch liên quan đến đường dây hơi, đường nước, đầu hút… xung quanh ghế khám nha, chưa kể hệ thống chiếu sáng ngoài, chiếu sáng trong và còn sử dụng các ánh sáng đặc biệt. 
Các hệ thống này tích hợp chung với nhau. Công việc của người thiết kế là lên một kế hoạch thật tỉ mỉ cho chúng đi dây hợp lý và gọn gàng phòng khám.

Thiet ke nha khoa
                                                                   Nha khoa Gia Bảo Xem thêm

3: H thng thông gió và ánh sáng

Đặc trưng của ngành y tế là có rất nhiều mùi hóa học, chất sát khuẩn, vì vậy hệ thống thông gió phải được trú trọng để tạo không gian thoáng, đem lại sự thoải mái cho khách hàng và cả nhân viên làm việc.
Nếu phòng khám nha khoa lấy được ánh sáng tự nhiên thì điều đó hoàn toàn tuyệt vời. Nếu không thì cần xây dựng hệ thống ánh sáng trắng đồng đều. Không nên dùng ánh sáng vàng sẽ làm mất tập trung, giảm chất lượng công việc.

Thiet ke nha khoa
                                                                         Nha khoa Hải Oanh Xem thêm

4: Tiêu chun la chn vt liu phòng khám nha khoa

Vật liệu sử dụng trong phòng khám nha khoa phải được ưu tiên độ bền và tính thẩm mỹ, nhiều khi còn phải chịu sự chi phối về mức giá. Về việc lựa chọn sàn y tế phải có độ lì để tránh trơn trượt hoặc sàn nhựa giả gỗ để dễ dàng vệ sinh.
Không gian phòng khám nha khoa sử dụng chất liệu kính để mở rộng không gian, đặc biệt là  từ bên ngoài nhìn vào phòng lễ tân để kích thích sự tìm hiểu của khách hàng. Phòng sử dụng các thiết bị xạ nhiệt cần có vật liệu che chắn bức xạ của Bộ y tế.

Thiet ke nha khoa
                                                                          Nha khoa Hải Oanh Xem thêm

Cách bố trí phòng khám nha khoa

1: Phòng l tân

Phòng lễ tân là khu vực khách hàng nhìn thấy đầu tiên nên chúng mà chúng ta cần đặc biệt chú ý. Không gian lễ tân rộng rãi, hiện đại, sạch sẽ chính là điểm thu hút khách hàng khi nhìn từ bên ngoài vào. Vì vậy hãy ưu tiên thiết kế phòng lễ tân nha khoa thật thân thiện, chuyên nghiệp để thu hút khách.
Thiet ke nha khoa
                                                                       Nha khoa Hùng Cường Xem thêm
Có những nha khoa diện tích nhỏ nên chủ nha khoa tận dụng phòng bên ngoài làm nơi khám bệnh, đặt rất nhiều các thiết bị y tế khiến cho khách hàng cảm thấy sợ hãi. Điều này sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý khách hàng. Chính vì vậy dù có diện tích nhỏ nhưng chủ đầu tư vẫn phải phân chia khu vực cho hợp lý, phòng lễ tân phía trước, phòng khám phía sau.
Không gian lễ tân được sử dụng để đón tiếp khách hàng, tư vấn dịch vụ, đặt lịch thăm khám…, vì vậy nên có không gian phòng chờ để khách hàng ngồi đợi tới lượt yêu cầu dịch vụ hoặc lượt khám.

2: Phòng khám

Sau khi đã được tư vấn sơ bộ, bệnh nhân sẽ chờ tới lượt để vào phòng bác sỹ để được tư vấn và khám bệnh. Phòng khám có thể nằm bên cạnh hoặc đằng sau phòng lễ tân, Nếu thiết kế phòng khám nha khoa có 2 tầng thì phòng khám có thể đặt ở tầng lầu. 
Không gian của phòng khám bao gồm các thiết bị y tế chuyên khoa, phòng làm việc của bác sỹ. Ngoài ra, ta cần thiết kế một không gian nhỏ có bàn ghế để khách hàng nghe tư vấn về tình trạng răng miệng của mình.
Phòng khám có thể phân chia ra làm 2 phòng: 1 phòng chỉnh nha, 1 phòng để chuyên sử dụng các thiết bị hỗ trợ khác như máy chụp X quang, xét nghiệm….

Phong cho nha khoa
                                                                       Nha khoa Roy Luxury Xem thêm
  • Đặc biệt lưu ý, trong phòng khám không được để quá nhiều các dụng cụ y tế nằm lộ thiên. Hãy chúng gọn gàng trong ngăn kéo hoặc khuất tầm mắt, các loại dây điện được nẹp để phòng khám gọn gàng, ổn định tâm lý của khách hàng.

3: Phòng ch

Các phòng nha khoa nhỏ sẽ bố trí phòng chờ đằng trước hoặc đằng sau phòng khám. Tuy nhiên nếu có không gian, hãy thiết kế khu phòng chờ với đầy đủ ghế Sofa, giường nằm, điều hòa, Tivi… để phục vụ khách hàng giải trí trong lúc ngồi chờ.
Phong cho nha khoa
                                                                      Nha khoa Bảo Anh Xem thêm

4: Phòng làm vic hành chính

Thông thường nha khoa sẽ thiết kế một văn phòng mở, bàn ghế được sắp xếp theo từng cụm để phân tách các bộ phận khác với nhau như y tá, kế toán, Marketing, hành chính nhân sự… Việc tạo nên không gian làm việc cho nhân viên sẽ kích thích tinh thần làm việc, chia sẻ nghiệp vụ, các bộ phận hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành tốt công việc.
Van phong nha khoa
                                                                                Nha khoa Bảo Anh Xem thêm
Trên đây, S-Decor đã hướng dẫn tổng thể cách bố trí phòng khám nha khoa

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi nếu bạn đang quan tâm tới thiết kế, xây dựng phòng khám nha khoa đẹp:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG S-DECOR

  • Hotline: 0911 99 0202 - 0915210391
  • Gmail: Sdecor.co.ltd@gmail.com
  • Văn phòng : Tòa S.208, Khu đô thị Vinhomes Ocean Park, Xã Đa Tốn, Huyện Gia Lâm, Hà Nội
 

 

Warning: Unknown: write failed: No space left on device (28) in Unknown on line 0

Warning: Unknown: Failed to write session data (files). Please verify that the current setting of session.save_path is correct (/var/lib/php/sessions) in Unknown on line 0