Giải pháp marketing cho các phòng khám nha khoa thời đại 4.0 27-10-2020 Blog Kế hoạch marketing cho phòng khám nha khoa Thế giới đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của Internet, kỹ thuật số, và những công nghệ mang tính đột phá. Thế giới đang thay đổi nhanh chóng! Những thay đổi đó không chỉ tác động đến quá trình thực hành nha khoa mà còn ảnh hưởng đến các chiến lược, kế hoạch marketing cho phòng khám nha khoa của bạn.Đó là một tín hiệu tốt, nếu các phòng khám có thể tận dụng sức mạnh của công nghệ để truyền thông cho mình. Ngược lại nó sẽ là thách thức lớn cho phòng nha của bạnVậy, làm thế nào để thay đổi chiến lược marketing thích nghi với sự phát triển của công nghệ hiện nay? 1. Tiếp cận và giữ chân khách hàng mới Nếu trước đây, bạn sử dụng danh ba điện thoại để lưu trữ thông tin liên lạc của bệnh nhân nhằm giữ chân bênh nhân. Hay quảng cáo trên các trang báo là có thể tiếp cận khách hàng mới. Hiện nay, các nền tảng công nghệ có thể làm được còn nhiều hơn thế. Facebook, Instagram, Twitter,… là những nền tảng mạng xã hội giúp bạn tự truyền thông, quảng cáo về phòng khám của bạn. Còn Google sẽ giúp đưa những bài viết, bản tin của bạn đến với bệnh nhân và giải quyết những khó khăn của họ. Đó thực sự là những công cụ giúp bạn tiếp cận và giữ chân bệnh nhân một cách hiệu quả! Sử dụng tốt những công cụ mạng xã hội, internet để phục vụ cho “kế hoạch Marketing cho phòng khám nha khoa” 2. Một số lưu ý khi bắt đầu marketing cho phòng khám nha khoa Lao vào các chiến lược quảng cáo một cách vội vàng có thể khiến cho bạn cảm thấy mơ hồ và dễ gặp thất bại. Thay vào đó, hãy trả lời các câu hỏi sau có thể giúp bạn có một cái nhìn trực quan hơn về các chiến lược và thực hiện nó một cách có chủ đích. *** Hãy chắc chắn là bạn hiểu rõ bệnh nhân của mình “Phác hoạ” chính xác chân dung khách hàng mục tiêu của bạn. Đâu là những bệnh nhân lý tưởng cho phòng khám của bạn? Những vấn đề, thách thức và có thể là “nỗi sợ” của nhóm khách hàng đó là gì? Điều gì sẽ khiến họ hài lòng, thoả mãn? Nơi mà họ “sinh sống”. Không chỉ là về mặt địa lý, khu vực mà còn những trang web họ thường đọc, những hội nhóm mà họ tham gia, mạng xã hội nào họ yêu thích,… Tóm lại hãy cố gắng tìm ra nơi mà họ “tập trung” không chỉ ở thế giới thực mà còn trên Internet. Họ thích tiếp nhận thông tin, quảng cáo của bạn dưới hình thức nào? Quan trọng nhất: bạn có thể cung cấp giải pháp, dịch vụ nào cho những khó khăn của họ? Nói cách khác là: Tại sao họ cần đến với phòng khám của bạn? Mẹo của S-Decor dành cho bạn: Hãy ghi ra những câu trả lời của bạn lên một tờ giấy và nghiền ngẫm nó hằng ngày để chắc chắn rằng bạn đã nắm rõ những điều cơ bản trên. Khi điều trị cho bệnh nhân,hãy tận dụng để khảo sát bằng cách đặt những câu hỏi cho họ. Từ kết quả thu được bạn có thể củng cố và phát triển thêm những câu trả lời trên. Những gì mà bạn và phòng nha của bạn làm khác (tốt hơn) so với “đối thủ”. Bạn đặc biệt giỏi về lĩnh vực nào? Tại sao bệnh nhân khi gặp phải vấn đề đó đều cần phải đến gặp bạn? Những giá trị hoặc lợi ích bổ sung nào bạn có thể cung cấp cho bệnh nhân của mình mà họ không thể tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác? Có một câu chuyện “ngắn gọn, súc tích” của riêng bạn để kể cho khách hàng. Thường là về lý do thành lập phòng khám, mục tiêu và ước mơ của bạn,… bất cứ ý tưởng câu chuyện nào bạn nghĩ nó sẽ thu hút và gây ấn tượng với khách hàng. Chuẩn bị các bằng chứng, tài liệu tham khảo, số liệu chứng minh cho câu chuyện. Tặng voucher cho đợt khám sau hoặc những dịch vụ sau khám sẽ giúp tăng khả năng họ quay lại phòng nha của bạn. 3. Kế hoạch marketing cho phòng khám nha khoa cần thực hiện có hệ thống Việc tiếp thị cho phòng khám không thế thành công nếu chỉ dựa vào một công cụ duy nhất. Nó cần được kết hợp bởi nhiều hoạt động marketing khác nhau và mỗi bước đều cần được đầu tư (nhân lực và tài lực) đầy đủ. Bên cạnh đó, mỗi giai đoạn đều cần có mục tiêu rõ ràng để có thể theo dõi và chỉnh sửa kịp thời. Thông thường có 4 mục tiêu mà những người làm thương hiệu quan tâm trong quá triển khai kết hoạch marketing cho phòng khám nha khoa: Tăng sự nhận biết thương hiệu Tiếp cận được nhiều khách hàng hơn Có được nhiều bệnh nhân mới Giữ chân bệnh nhân cũ 4. mục tiêu cần quan tâm khi thực hiện kế hoạch Marketing cho phòng khám nha khoa Hãy xem 4 mục tiêu trên như đỉnh một toà tháp. Các tầng bên dưới sẽ là chiến lược và số liệu đo lường để hoàn thành những mục tiêu đó. Mục tiêu 1: Tăng sự nhận biết thương hiệu Trong lĩnh vực marketing hiện nay, mọi người thường nói với nhau rằng “Content is King”. Vì vậy, hãy xuất bản những bài viết mang lại thông tin hữu ích cho bệnh nhân của bạn. Ví dụ như những lời khuyên, những dấu hiệu của các căn bệnh, thói quen có hại cho sức khoẻ răng miệng,… Nếu có thể viết những bài viết có nội dung phù hợp với nhóm khách hàng mục tiêu của bạn. Tuyệt vời!!! Sau đó hãy đăng tải những bải viết này lên website và các trang mạng xã hội của bạn. Mục tiêu 2: Tiếp cận được nhiều khách hàng hơn Đối với ngành nha khoa, khoảng cách từ khách hàng mục tiêu và khách hàng của bạn chỉ cách nhau ở 2 chữ “lòng tin”. Chính vì thế, nơi có thể mang lại nhiều lòng tin nhất cho khách hàng và mang lại cho bạn nhiều bệnh nhân nhất Hãy đăng tải thật nhiều các bài viết về có ích cho bệnh nhân hoặc các chủ đề thú vị liên quan đến lĩnh vực nha khoa. Bạn sẽ phải bất ngờ về tính hiệu quả của website đấy. Ngoài ra bạn có thể cung cấp dịch vụ tư vấn online, hình ảnh các ca thực hành nha khoa của bạn, mẫu đặt lịch hẹn,… Tóm lại là bất cứ thứ gì bạn nghĩ có thể “giữ chân” người xem và biến họ thành khách hàng của bạn. Mục tiêu 3: Có nhiều bệnh nhân mới Có những khách hàng đã “tin tưởng” phòng nha của bạn nhưng lại thiếu động lực để đến thăm khám. Số lượng ấy thậm chí chiếm tỉ lệ rất lớn. Vậy, hãy cho họ “lý do” để đến gặp bạn. Bằng cách nào? Khi đã có được thông tin, dữ liệu về những khách hàng yêu thích bạn (từ website, facebook,…). Hãy gửi mail, tin nhắn đến họ và khuyến khích họ đến phòng khám của bạn bằng: voucher, chương trình ưu đãi, khuyến mãi,… cho lần đầu thăm khám. Một cách nữa là: hãy gửi bài viết nói về ưu điểm và những dịch vụ mà nha khoa bạn cung cấp. Hoặc “đánh một đòn trực tiếp” bằng một mẩu tin qua mail dạng như: “Bạn có biết rằng hơn 150 bệnh nhân từ thành phố/khu vực X (X là nơi mà khách hàng bạn sống) tin tưởng chúng tôi khi mắc phải vấn đề Y (vấn đề mà có thể khách hàng của bạn quan tâm)?” Mục tiêu 4: Giữ chân bệnh nhân cũ Tận dụng khả năng “tự động hoá” của các công cụ tiếp thị hiện đại. Gửi một email hoặc tin nhắn hỏi thăm bệnh nhân sau khi họ điều trị tại phòng khám của bạn. Ví dụ: “Đã 1 tháng sau khi bạn thực hiện trám răng tại XYZ. Bạn có thể cho chúng tôi biết bạn đã cảm thấy thoải mái hơn trong quá trình ăn uống chưa?” Một mẹo nữa lần điều trị trước, bạn hãy tìm hiểu lịch sinh hoạt và làm việc của bệnh nhân. Sau đó khoảng 3-6 tháng hãy giúp họ lên một cuộc hẹn vào đúng những khoảng thời gian trống của họ và hỏi rằng họ có muốn tham gia không. Nếu bạn không thể thực hiện những cách trên thì ít nhất bạn hãy gửi cho họ những bài viết, thông tin hữu ích. Mục đích cuối cùng là giữ mối quan hệ với những bệnh nhân cũ. Email marketing là 1 công cụ của kế hoạch marketing cho phòng khám nha khoa 5. Kết luận Bạn có thể thu hút bệnh nhân mới một cách hiệu quả nếu bạn hiểu rõ về họ. Và nếu bạn đã xây dựng được một câu chuyện thú vị cho phòng khám nha của mình, đừng quên kể nó cho khách hàng của bạn. Hãy sử dụng các công cụ truyền thông hiện đại để đưa được câu chuyện đó đến với nhiều khách hàng hơn. Các hoạt động tiếp thị kỹ thuật số có tiềm năng rất lớn. Chúng cho phép bạn tiếp cận được số lượng khách hàng “khổng lồ”. Hơn thế nữa, khả năng tự động hoá của nó có thể giúp bạn thực hiện những “chiêu trò” mà trước đây rất khó làm được. Một ưu điểm nữa của tiếp thị kỹ thuật số là ngay cả những nha khoá nhỏ cũng có thể thực hiện các kế hoạch marketing cho phòng khám nha một cách hiệu quả với những đầu tư vô cùng nhỏ.